GIỚI THIỆU LnF

Việt Nam có khoảng 26 triệu trẻ em, chiếm hơn 30% dân số, và các em chưa được hưởng lợi một cách bình đẳng từ những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được. Khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch giữa nam và nữ cũng như giữa người Kinh và nhiều dân tộc thiểu số thể hiện tương đối rõ ràng.

Ở Việt Nam có sự chênh lệch lớn về kinh tế, bất bình đẳng giới và sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực nông thôn, miền núi xa xôi hẻo lánh với các khu vực thành thị sung túc. Các vấn đề khó khăn mà Việt Nam gặp phải là khả năng tiếp cận đầy đủ với nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường, tiếp cận với các dịch vụ y tế và giáo dục, đặc biệt là giáo dục trung học. Các dân tộc thiểu số vẫn thuộc nhóm người nghèo nhất và được hưởng lợi ít nhất từ sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Ngay cả khi tỷ lệ nghèo đói trên cả nước đã giảm từ 58% vào năm 1993 xuống còn 14,5% vào năm 2008, tỷ lệ người dân tộc thiểu số và người dân nông thôn thoát nghèo còn rất thấp. Năm 2008 có gần 50% người dân tộc thiểu số sống trong cảnh đói nghèo trong khi tỷ lệ đó ở người dân tộc Kinh và người dân tộc Hoa chỉ ở mức chưa đầy 10%.

Liên minh thiện nguyện Love & Fun

Các tổ chức thiện nguyện, quỹ bảo trợ và LOVE & FUN có lịch sử hợp tác lâu dài và tin tưởng lẫn nhau. Thành lập từ ngày 26/06/2016, LOVE & FUN đã triển khai một chương trình hợp tác cùng các tổ chức thiện nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ em Việt Nam. Tại đây chúng tôi với một sứ mệnh của các Doanh nhân Việt Nam về sự phát triển bền vững của dân tộc và quyền được sống còn, quyền được phát triền, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia của trẻ em Việt Nam

TRẺ EM HÔM NAY – CUỘC SỐNG NGÀY MAI

“Tất cả trẻ em Việt Nam đều có quyền tồn tại, phát triển và thực hiện ước mơ của mình – vì lợi ích của một thế giới tốt đẹp hơn”

Tuy nhiên sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế – xã hội và hiện đại hóa cũng đặt ra những thách thức không lường trước được, đặc biệt với phụ nữ và trẻ em. Chênh lệch giữa các dân tộc, giữa các vùng miền khác nhau ngày càng lớn. Năm 2008, theo phương pháp tiếp cận đa chiều đối với nghèo ở trẻ em thì ước tính cứ 3 trẻ em lại có 1 em nghèo.

Với tầm nhìn – Liên minh thiện nguyện LOVE & FUN kết nối Các tổ chức thiện nguyện, quỹ bảo trợ quyền trẻ em Việt Nam lại với nhau vì một mục đích chung

“Tất cả trẻ em Việt Nam đều có quyền tồn tại, phát triển và thực hiện ước mơ của mình – vì lợi ích của một thế giới tốt đẹp hơn”

Sứ mệnh của chúng tôi – Với những Doanh nhân, chuyên gia, cùng các tổ chức thiện nguyện, quỹ bảo trợ quyền trẻ em Việt Nam chúng tôi xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ đồng nhất  để đa số các tổ chức thiện nguyện và quỹ bảo trợ Việt Nam có thể sử dụng trong quản trị, điều hành hoạt động và duy trì bền vững công việc của mình một cách hiệu quả nhất

“Con trẻ” chúng ta có quyền… thực hiện ước mơ

Hiện nay chương trình hợp tác của LOVE & FUN tập trung vào cải thiện các dịch vụ và hỗ trợ xây dựng phương pháp quản trị, điều hành hoạt động, vận hành hiệu quả để đảm bảo mỗi tổ chức thiện nguyện, quỹ bảo trợ quyền trẻ em Việt Nam có thể giúp đến các một số em nhỏ trong 30 triệu trẻ em Việt Nam, gái cũng như trai có thể phát huy hết tiềm năng của mình

“Tìm đến” các trẻ em không được “tìm đến”

Dân số Việt Nam là dân số trẻ với 14,3% dân số nam và 13,4% dân số nữ dưới 16 tuổi.[1] Việt Nam Khoảng 1/3 số trẻ em dưới 16 tuổi, tương đương với con số bảy triệu trẻ em có thể bị coi là nghèo vào năm 2006.  Khoảng 1/3 số trẻ em dưới năm tuổi bị còi cọc do suy dinh dưỡng kéo dài. Cứ ba trẻ em dưới 5 tuổi thì có hơn một em chưa được tiêm chủng đầy đủ. Gần một nửa tổng số trẻ em không được tiếp cận với thiết bị vệ sinh hợp vệ sinh ngay tại gia đình và 2/3 trẻ em không có được một quyển truyện tranh hay một quyển sách dành cho thiếu nhi để đọc.

Nước và điều kiện vệ sinh môi trường không an toàn là nguyên nhân gây ra 50% trong hầu hết các ca bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam trong khi các số liệu năm 2008 cho thấy khoảng  20% trẻ em bị thiếu cân và suy dinh dưỡng.[2] Tai nạn thương tích trẻ em là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ từ 1 tuổi trở lên, phần lớn là do đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc và bị thương do vật sắc nhọn gây ra. Mặc dù nhìn chung chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối thấp, đại dịch HIV ở trẻ em không còn giới hạn ở các nhóm có nguy cơ cao như trẻ mại dâm và trẻ có sử dụng ma túy. Đến năm 2012, số người nhiễm HIV ước tính tăng lên khoảng 280.000 người trong đó có khoảng 5.500 trẻ em (xấp xỉ 2%).[3]

Trong khi đó, các gia đình phải chịu áp lực hơn bao giờ hết để có đủ thu nhập trang trải các phí sử dụng dịch vụ xã hội như y tế và giáo dục. Điều này đồng thời góp phần làm tăng tình trạng chênh lệch xã hội. Với tỷ lệ di cư và tình trạng gia đình tan vỡ tăng lên, trẻ em Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cao hơn bị lạm dụng, bóc lột, bạo lực và xao nhãng.

Năm 2006, có 40% trẻ em nghèo sống ở các vùng nông thôn trong khi đó tỷ lệ trẻ em nghèo sống ở các thành phố là khoảng 10%. Tỷ lệ nghèo trẻ em cao nhất là ở các vùng núi phía Bắc, tới 78% ở Tây Bắc và Đông Bắc và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tới 60% trẻ em được xác định là nghèo[4]. Tình trạng chênh lệch về giáo dục vẫn còn tồn tại với khoảng 75% trẻ em thành phố được học mẫu giáo trong khi chỉ có 51% trẻ em nông thôn được học mẫu giáo.

Khoảng cách cộng đồng dân tộc thiểu số

Ở Việt Nam, dân tộc thiểu số thường sinh sống chủ yếu ở các khu vực nông thôn miền núi và là những người ít được hưởng lợi nhất từ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tỷ lệ nghèo ở các cộng đồng dân tộc thiểu số năm 2008 dù đã giảm xuống vẫn ở mức 49,8% trong khi tỷ lệ nghèo ở người Kinh chiếm đa số chỉ có 8,5%.[5] Thực tế là trẻ em là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 60% tổng số trẻ em nghèo ở Việt Nam. Do gặp phải khó khăn về ngôn ngữ và đường đi học xa và khó khăn nên năm 2006, chỉ có hơn 60% trẻ em dân tộc thiểu số hoàn thành tiểu học trong khi đó tỷ lệ này ở trẻ em người Kinh là 86%. Tỷ lệ trẻ em đi học trung học ở dân tộc thiểu số là 65% và ở trẻ em người Kinh là gần 82%.[6] Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy do chi phí giáo dục cao nên gần 1/3 số hộ gia đình dân tộc thiểu số có một con bỏ học trước khi học hết một lớp trong khi tỷ lệ này ở các gia đình người Kinh là 16%.[7]

Tỷ lệ tử vong ở mẹ ở các khu vực miền núi xa xôi hẻo lánh như ở Tây nguyên và các vùng núi phía bắc cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới một tuổi (gọi tắt là IMR) ở các vùng Tây nguyên và Tây Bắc vẫn ở mức cao. Năm 2006, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới một tuổi ở khu vực Tây Bắc là 30/1.000 ca sinh sống, cao hơn ba lần so với tỷ lệ của người Kinh chiếm đa số ở khu vực Đông Nam (8/1.000 ca sinh sống). Nguy cơ trẻ em nghèo dưới 5 tuổi tử vong trước khi tròn 5 tuổi cao gấp hai lần so với trẻ em ở các gia đình khá giả.

Chú thích

[1] Tổng cục Thống kê (2008) Điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa Gia đình

[2] Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2009) Số liệu thống kê về tình hình dinh dưỡng của trẻ em qua các năm

[3] Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2008) Báo cáo lần thứ ba của Việt Nam về theo dõi tình hình thực hiện Tuyên bố Cam kết phòng chống HIV/AIDS

[4] Bộ LĐTBXH, Trường Đại học Maastricht và UNICEF (2008). Trẻ em ở Việt Nam – Ai là người nghèo và họ ở đâu? – Xây dựng và ứng dụng một cách tiếp cận đa chiều đối với vấn đề nghèo trẻ em.

[5] Tổng cục Thống kê (2009) Điều tra Mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008.

[6] Tổng cục Thống kê (2006) Điều tra đa chỉ số Việt Nam năm 2006

[7] Ngân hàng Thế giới (2009) Đánh giá Xã hội Quốc gia: Dân tộc và sự phát triển ở Việt Nam.

 

 


 

About LnF

There are about 26 million children in Vietnam, with 30 percent of population, and they have not gotten equality benefits on the prospers of Vietnam. The gap between the rich and the poor, the favoritism between male and female, as well as between the Kinh majority and ethnic minorities are relatively clear.

There are big differences in economy, in gender inequality and the uneven development among remote rural and mountainous areas, with the lavish urban. Difficulties faced by the poorness include the ability to reach fresh water and the sanitation conditions, to approach the health and educational services, especially the secondary education. Minorities are still among the poorest and have least benefit from the economic growth.

Even when the country’s poverty rate has declined from 58% to 14,5% on 1993 to 2008, the proportion in getting out of poverty of minorities and remote rural is still very low. In 2008, almost 50% of the minority people lived in poverty, compared to less than 10% for the Kinh and the Chinese ethnic group.

Love & Fun volunteer Alliance.

LOVE & FUN has cooperated with other volunteer authorities and sponsors, on the long lasting and mutual trust. Was born on 26 Jun 2016, LOVE & FUN has developed a volunteer partnership program in order to meet the basic needs of Vietnamese children. We are here with the Vietnamese entrepreneurs mission on the ethnic’s sustainability development and the Vietnamese children right of surviving, thriving, being protected, and joining.

THE CHILDREN – THE FUTURE

“All Vietnamese children have the right to survive, develop and realize their dreams – for the sake of a better world”

However, rapid social – economic changes and the modernization have posed several unforeseen challenges, especially on women and children. The gap among ethnics of various areas are widened. In 2008, the multi-dimensional approach on the poverty of children figured that one in every three children is considered poor.

With a vision – the volunteer Alliance LOVE & FUN connects many Vietnam Volunteer Organizations and the Vietnam Children Rights Foundation together for a common purpose”

“All Vietnamese children have the right to survive, develop and realize their dreams – for the sake of a better world”

Our Mission – Together with the entrepreneurs, professionals, Volunteer Organizations, and children rights foundations in Vietnam, we have developed a unified advocacy toolkit for the majority of charities and organizations. This system can be used effectively in administration, operating management and sustainability.

Children have the right … to realize their dreams.

Currently, LOVE & FUN’s cooperation program focuses on improving services and assisting governance methods, management, effectively operation to ensure that every volunteer organization, Vietnam children rights foundations can help part of the 30 million Vietnamese children, boys as well as girls can realize their full potentials.

Finding the children left behind:

Vietnam’s population is young with 14,3% of the male population and 13,4% of the female population under 16 years of age. [1] Vietnam has about one of third of children below 16 years of age, which is equivalent to the figure of 7 million children, can be considered poor in 2006. One third of children below five are stunted as result of chronic malnutrition. More than one out of every three children is not fully immunized by the age of five. Almost half of all children do not have access to a hygienic sanitation facility in their home and two thirds of all children do not have a comic book or children’s book to read.

Unsafe water and environmental sanitation condition are the result of 50 percent of most infectious diseases in Vietnam, whereas 2008 figures show about 20% of children are considered underweight and malnourished. [2] Child injury is an important cause of death in children older than one, mostly by drowning, traffic accidents, poisoning, and cuts. Despite relatively low proportion, the HIV epidemic in children is no longer confined to high risk groups like child sex worker and drug users. By 2012, the number people living with HIV was estimated to increase to around 280,0000, including about 5,500 children (approximately 2%) [3]

Meanwhile, families are under the most pressure to get enough income for the social services using fees like health and education. This also contributes to widening social disparities. With increased migration and family breakdowns, Vietnamese children are at greater risk of abuse, exploitation, violence, and neglect.

In 2006, 40% of poor children lived in rural areas, compared with about 10% of poor children living in cities. The highest child poverty rates were in the Northern mountainous areas, up to 78% in the Northwest and Northeast, and as much as 60% of children were identified as poor in Mekong River Delta [4]. Education disparities persist with around 75% of urban children attending kindergarten compared with only 51% of those in rural areas.

The ethnic minority gap

In Vietnam, ethnic minorities tend to live mainly in the rural and mountainous regions, who has benefited least from the country’s economic growth. Despite the poverty rates of ethnic minority populations in 2008 decreased at 49,8% compared with 8,5% for the Kinh majority [5]. The fact that ethnic minority children make up more than 60% of total poor children in Vietnam. As a result of language barriers and long, difficult treks to school, in 2006, only more than 60% of ethnic minority children completed primary education, compared with 86% of Kinh children. The rate of secondary school attendance of ethnic minority children was 65%, as opposed to almost 82% of Kinh children [6]. Besides, the research shows that due to the high cost of education fees, almost one third of ethnic minority households have a child that drop out school before completing first grade, while the percentage of Kinh families is 16% [7]

Maternal mortality ratios in the remote mountainous areas such as the Central Highlands and northern mountains are much higher. The infant mortality rate (IMR) in the Central Highlands and the North West also remains high. In 2006, IMR in the North West was 30 per 1,000 live births, more than threefold in the majority Kinh Southeast (8 per 1,000 live births). The risk of mortality in poor children under five year of age is twice than in the wealthy families.